Sân vận động seagame 32 được chủ nhà Campuchia sử dụng

Sân Hoàng tử là địa điểm thi đấu của U22 Việt Nam tại vòng bảng năm nay

Sân vận động seagame 32 mà nước chủ nhà Campuchia sử dụng trong môn bóng đá khiến người hâm mộ tò mò. Đây là nơi sẽ chứng kiến những màn đối đầu nảy lửa giữa các đội bóng trong khu vực. Mỗi sân đấu đều có một nét đặc trưng riêng cùng nhiều điều thú vị khác. Để biết rõ hơn về các sân vận động tại Sea Games năm nay, cùng Khomuctv tìm hiểu qua bài viết sau.

Sân vận động Quốc gia Morodok Techo

Morodok Techo là sân vận động bóng đá nằm ở ngoại ô thủ đô Phnom Penh, Campuchia. Công trình này được xây dựng bởi Tổng Công ty Xây dựng Quốc gia Trung Quốc (CSCEC) với sự tài trợ không hoàn lại của quốc gia này. Chi phí xây sân vận động seagame 32 này là 1,1 tỷ nhân dân tệ, tương đương 160 triệu USD.

Sân Morodok Techo được xây dựng từ tháng 8 năm 2017 và hoàn thành 4 năm sau đó. Sân bóng hiện đại này nằm trong Khu liên hợp thể thao Quốc gia Morodok Techo với 85 ha. Công trình được xây dựng với công nghệ tiên tiến và vật liệu chất lượng cao nhất.

Sân vận động seagame 32 Morodok Techo cao 39,9 mét và có hình dạng của 1 chiếc thuyền buồm. Trong đó, nổi bật là 2 mũi nhọn cao 99 mét bao quanh bởi 1 con hào theo phong cách Angkor cổ đại. Thiết kế của 2 mũi nhọn này mô phỏng cử chỉ “Sampeah” tức là đặt 2 lòng bàn tay vào nhau theo kiểu cầu nguyện. Thiết kế này cũng có thể được hiểu như là lời chào hay thể hiện sự tôn trọng tại Campuchia.

Trước khi được sử dụng tại Sea Games 32, sân Morodok Techo từng được đội tuyển quốc gia Campuchia dùng làm sân nhà tại AFF Cup 2022. Ở cấp độ U23, sân đấu này là địa điểm diễn ra phần lớn các trận đấu tại giải U23 Đông Nam Á 2022.

Morodok Techo chắc chắn là sân vận động seagame 32 nổi bật nhất
Morodok Techo chắc chắn là sân vận động seagame 32 nổi bật nhất

Sân vận động Olympic

Olympic là sân vận động seagame 32 tiếp theo được Campuchia sử dụng cho môn bóng đá. Cụ thể, hầu hết các trận đấu thuộc bảng A sẽ được tổ chức tại đây với sự góp mặt của 5 đội tuyển. Đây cũng chính là sân vận động Quốc gia cũ của nước này trước năm 2020.

Công trình được khởi công vào năm 1963 và hoàn thành năm 1964. Kiến trúc sư Vann Molyvann đã dùng đến một lượng đất khổng lồ để xây dựng sân Olympic. Ước tính khoảng 500.000 mét khối đất đã được đào để định hình sân vận động. 

Vào năm 2019, sân vận động seagame 32 này tổ chức các trận đấu của giải U23 Đông Nam Á. Trong quá khứ, đây cũng là địa điểm diễn ra trận play-off liên lục địa World Cup 1996. Đó là màn tranh tài giữa 2 đội tuyển CHDCND Triều Tiên và Australia. Tuy nhiên thời điểm đó sân Olympic sử dụng cỏ nhân tạo, còn hiện tại đã được đổi sang cỏ tự nhiên để phù hợp với tiêu chuẩn FIFA. 

Olympic là sân vận động quốc gia của Campuchia trong thời gian dài
Olympic là sân vận động quốc gia của Campuchia trong thời gian dài

Sân vận động quân đội Hoàng gia 

Sân vận động này còn được gọi với cái tên ngắn gọn là RCAF. Đây là cụm từ viết tắt cho Royal Cambodia Armed Forces. Sân vận động seagame 32 này được xây dựng vào thập niên 20 của thế kỷ trước và có sức chứa 8.000 chỗ ngồi. Sau khi nâng cấp để phục vụ cho Sea Games 32, sân RCAF đã được nâng lên tối đa 20.000 người. Đây sẽ là nơi diễn ra các trận đấu của môn bóng đá nữ, trong đó có các tuyển thủ nữ Việt Nam.

RCAF là sân nhà của câu lạc bộ Bộ Quốc phòng tại giải VĐQG Campuchia. Trong quá khứ, đội tuyển quốc gia Campuchia từng có 4 lần thi đấu quốc tế tại sân đấu này. Riêng trong năm 2001 là 3 lần, lần còn lại đến vào năm 2015.

Sân RCAF là nơi diễn ra các trận đấu tại bảng A môn bóng đá nữ tại Sea Games năm nay
Sân RCAF là nơi diễn ra các trận đấu tại bảng A môn bóng đá nữ tại Sea Games năm nay

Sân vận động Hoàng tử

Một địa điểm khác được chọn làm sân vận động seagame 32 là sân Visakha. Sân bóng này còn được gọi là sân Prince (Hoàng tử) và được đặt tại Phnom Penh. Sân Hoàng tử là nơi diễn ra các trận đấu thuộc bảng B của môn bóng đá Nam, nơi có sự góp mặt của U22 Việt Nam.

Sân Hoàng tử có sức chứa khá khiêm tốn với chỉ 15.000 người. Đây là sân nhà của CLB Visakha FC của giải VĐQG Campuchia. 

Dù có sức chứa không quá lớn nhưng sân vận động seagame 32 này cũng rất đầy đủ tiện nghi. Để chuẩn bị cho Đại hội Thể thao Đông Nam Á 2023, nước chủ nhà đã cho chỉnh trang lại sân bóng này từ khán đài cho đến mặt cỏ.

Sân Hoàng tử là địa điểm thi đấu của U22 Việt Nam tại vòng bảng năm nay
Sân Hoàng tử là địa điểm thi đấu của U22 Việt Nam tại vòng bảng năm nay

Tổng kết

Những sân vận động seagame 32 của nước chủ nhà Campuchia đều mang một nét đặc trưng riêng. Những sân đấu này hứa hẹn sẽ mang đến cho khán giả những trận cầu cống hiến và đẹp mắt giữa các quốc gia trong khu vực. Cùng theo dõi các trận đấu của môn bóng đá tại Sea Games năm nay tại Khomuctv để đồng hành cùng đội tuyển nước nhà.

Ngày đăng: 11 Tháng Năm, 2023 được sửa đổi lần cuối cùng lúc 11 Tháng Năm, 2023

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *